10 đường băng làm du khách thót tim nhất Thông tin tổng hợp
Nằm sát biển, rìa núi hay được hình thành từ chính băng đá rồi tan đi khi nhiệt độ tăng là những vị trí của đường băng đòi hỏi phi công cầm lái phải thực sự điêu luyện.
The Ice là đường băng nằm ngay ở Nam Cực và không hề lát gạch. Thực chất nó hoàn toàn là băng đá, và cũng có thể vỡ vì sức nặng của máy bay. Khi nhiệt độ tăng lên, băng tan thì đường băng cũng biến mất và máy bay không thể hạ cánh ở đây.
Sân bay Barra, Scotland là nơi các máy bay phải hạ cánh từ phía bãi biển. Thời gian hạ cánh của phi công dựa vào thủy triều. Nếu không tuân thủ thì họ sẽ gặp thời điểm đường băng "biến mất" dưới làn nước biển.
Đường băng ở Matekane Air Strip tại Lesotho, châu Phi dài chưa đến 400 m, nhưng máy bay phải hạ cánh từ độ cao 600 m. Xuất phát từ sân bay Lesotho giống như một chú chim bị đẩy ra khỏi tổ và bắt tập bay.
Ngoài việc phải bay qua một số ngọn núi lửa đang hoạt động để lên tới độ cao hơn 2.800 m của sân bay ở Quito, Ecuador, đây còn là một trong những đường băng thách thức nhất thế giới vì có khu dân cư đông đúc ngay gần đó. Từng có nhiều tai nạn do máy bay gây ra vì chạy trật đường băng.
Sân bay Tenzing-Hillary ở Lukla, Nepal, có đường băng nằm ở độ cao hơn 2.800 m, kết thúc ở phía dãy Himalaya mà không được vây qunah bằng hàng rào nào cả. Máy bay chỉ có thể hạ cánh và cất cánh ở đây vào những ngày điều kiện thời tiết cho phép.
Nằm ở dãy núi nổi tiếng là nhiều gió, sân bay Juancho E.Yrausquin trên đảo Saba, thuộc vùng biển Caribbean khiến việc hạ cánh nguy hiểm. Nhưng chưa bằng khi cất cánh, mũi máy bay sẽ hướng ra biển và đường băng chỉ dài gần 400 m.
Bao quanh là các vịnh hẹp, sân bay Narsarsuaq ở Greenland luôn ngập gió nên những lần hạ cánh, cất cánh ở đây chỉ được thực hiện vào ban ngày. Các phi công phải bay và cua góc 90 độ so với đường băng khi trời gió lớn, đồng thời chú ý tránh các tảng băng trôi nổi gần đó.
Phía cuối là một bến cảng và hai bên sườn bị bao bọc bởi khu dân cư đông đúc và nhiều núi, đường băng ở sân bay Gibraltar, Vương quốc Anh, còn cắt ngang đại lộ Winston Churchill. Đây là một trong những con đường đông đúc nhất Gibraltar và phải đóng cửa mỗi khi có máy bay đi qua.
Madeira, Bồ Đào Nha nổi tiếng là một trong những sân bay nguy hiểm nhất châu Âu. Các phi công ở đây phải rất kỳ cựu mới có thể đáp xuống được đường băng nằm sát biển và đồi núi. Đường băng này đón nhiều gió và cực ngắn (tới năm 2003 nó được nối dài khoảng 200 m).
Ở Pháp đường băng của sân bay Courchevel chỉ dài khoảng 540 m, có độ dốc lớn. Ngoài ra, hướng chạy của máy bay sẽ tiến tới phía các núi đá ở cuối đường.
Tổng hợp
Viết bình luận