Top những kỹ năng sinh viên cần có trước khi ra trường Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông
Dù còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng mỗi sinh viên đều mong muốn ngay khi vừa tốt nghiệp, thậm chí trước khi nhận bằng đã có thể tìm một nơi công tác tốt, phù hợp năng lực và có nhiều cơ hội phát triển.
You Can Now rất hiểu nỗi lòng này, vì đây cũng chính là tâm trạng ngày ấy của chúng tôi. Với kinh nghiệm từng trải qua, top những kỹ năng sinh viên cần có và cần rèn luyện trước khi đi làm trong bài viết hôm nay chính là lời khuyên chân thành trung tâm muốn gửi đến tất cả các bạn sinh viên thuộc mọi chuyên ngành.
Nhiều bạn sẽ cảm thấy mình bị thiệt thòi khi phải cạnh tranh với những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc. Nhưng thực tế, cơ hội luôn dành cho tất cả chúng ta khi đáp ứng đủ yêu cầu từ nhà tuyển dụng.
Kiến thức chuyên môn phù hợp
Bạn vừa tốt nghiệp trường du lịch nhưng xin vào làm ngân hàng, khả năng trúng tuyển sẽ không cao vì mỗi ngành có những nghiệp vụ đặc thù riêng. Chính vì vậy, khi mới ra trường, bạn hãy cân nhắc những ngành nghề phù hợp hoặc gần với chuyên môn được đào tạo
Ví dụ: học du lịch, xin việc hành chính văn phòng; có thể khả thi vì có khá nhiều nghiệp vụ được đào tạo tương đồng.
Nhiệt tình làm việc, không ngại khó,ngại khổ
Nhận sinh viên mới tốt nghiệp, đồng nghĩa doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra chi phí, công sức đào tạo thêm về chuyên môn làm việc thực tế. Bù lại, mức lương trả sẽ ở giai đoạn khởi điểm, công việc chuyên môn chưa thể ngay lập tức ký gửi cho bạn được… Đây là thực tế tại những doanh nghiệp tuyển ứng viên chưa có kinh nghiệm. Nếu mục tiêu của bạn là kinh nghiệm, là một CV hoàn mỹ trong 1 – 2 năm tới, là cơ hội đề bạt cho những vị trí tốt hơn… thì đừng ngại khó, ngại khổ, trái ngọt luôn dành cho người biết nỗ lực.
Không có nhiều công việc đặc thù để đòi hỏi những kỹ năng có một không hai. Vì vậy, chỉ cần sở hữu những kỹ năng mà Trung tâm You Can Now trình bày ở phần sau là các bạn sinh viên đủ sức chinh phục nhà tuyển dụng ở yêu cầu này rồi.
Thứ nhất là khả năng thích ứng
Sinh viên cần thích ứng với tốc độ thay đổi của công nghệ làm việc trong từng giai đoạn. Cụ thể là sự chủ động cập nhật những phần mềm, ứng dụng, kỹ thuật trong công việc. Giáo trình nhà trường mang đến cho bạn đôi khi đã lỗi thời lâu rồi, học để qua môn thì chắc chắn phải làm rồi, nhưng chỉ đinh ninh theo đó thì không ổn cho tương lai ra trường. Đơn giản nhất là tham gia các hội nhóm chuyên ngành trên facebook hay diễn đàn trực tuyến để bắt kịp những cập nhật cải tiến từ họ. Thời của chúng tôi làm gì có được những công nghệ tiện ích thế này, nên giờ bạn có rồi, đừng bỏ lỡ nhé.
Thứ hai, nâng cao kỹ năng giao tiếp
Khỏi phải bàn cãi, người giao tiếp giỏi là người rất dễ thành công. Thời nay,ngoài giao tiếp trực tiếp mặt đối mặt, thì giao tiếp qua giao diện chat, video call thông qua các phương tiện truyền thông đều phải hoàn hảo. Nhà tuyển dụng sẽ không tuyển ứng viên mà không có địa chỉ email, không biết gửi thư điện tử, không biết liên lạc zalo… Nhà trường sẽ cho bạn cơ hội áp dụng nhưng không chắc sẽ hướng dẫn đâu, ví dụ học trực tuyến, cho bạn đường link rồi bạn tự mày mò hoặc hỏi bạn bè cách sử dụng…
Thứ ba, khả năng làm việc nhóm
Những cái tôi đề cao bản thân, những sự bất đồng trong trao đổi ý kiến, sự bất hợp tác của một đồng đội trong nhóm… tất cả đều hiện hữu khi bạn thực hiện các bài tập nhóm được giảng viên giao. Đây là cơ hội để bạn nhận định và điều chỉnh hành vi, thái độ, cư xử của bản thân. Nếu bạn là trưởng nhóm thì càng là cơ hội tốt để rèn luyện khả năng làm việc nhóm vì nhà tuyển dụng tương lai luôn muốn ứng viên nhanh chóng thích ứng môi trường làm việc, văn hóa công ty trực tiếp và cả thông qua thiết bị công nghệ.
Thứ tư, kỹ năng phản biện và giải quyết vấn đề
Phản biện không phải là cãi chày cãi cối, cãi cho thắng thì thôi, phản biện chú trọng đến sự lập luận chắc chắn, khiến bản thân không phải gay gắt mà người nghe vẫn tâm phục khẩu phục. Nhà tuyển dụng không đòi hỏi ứng viên phải rập khuôn theo họ, họ chấp nhận sự cải tiến, chỉ cần đó là sự cải tiến thích hợp, có căn cứ hiệu quả và khả thi lâu dài.
Nói về kỹ năng giải quyết vấn đề thì bạn biết rồi đấy, áp lực công việc ở đâu cũng có, sự cố phát sinh xuất hiện mà có khi nào báo trước đâu. Vì vậy, rèn luyện ngay kỹ năng này nhé, phối hợp sắp xếp thời gian hợp lý(đi học, làm thêm) , thứ tự ưu tiên đầy đủ (học thi trước, học ngoài sau), nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch (gác lại facebook, youtube, tiktok…), kịp thời điều chỉnh khi kế hoạch có khả năng bị lố thời gian…
Thứ năm là kỹ năng đặt câu hỏi
Có nghiên cứu mới có thắc mắc đúng, có thắc mắc đúng mới đặt được câu hỏi đúng. Trong lúc phỏng vấn, không phải chỉ có nhà tuyển dụng mới được quyền đặt câu hỏi. Ứng viên hoàn toàn có thể xin phép, chủ động đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng. Câu hỏi càng chất lượng, càng đi sâu vào công việc, càng hướng đến lợi ích của nhà tuyển dụng, càng tạo ấn tượng tốt.
Thứ sáu, kỹ năng đồng cảm và thấu hiểu
Đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu cảm xúc của họ trước khi phát ngôn, ý kiến hoặc đánh giá họ chính là một kỹ năng đắc nhân tâm mà dường như ít ứng viên nào có được. Doanh nghiệp luôn mong muốn xây dựng một doanh nghiệp hợp tác, thân thiện và biết hỗ trợ lẫn nhau, nếu bạn có được điều này thì đây thật sự là vốn quý.