Sự mô tả âm vị học về âm thanh Beatbox Khóa học Beatbox

Bất cứ khi nào bạn thưởng thức một Beatboxer trình diễn, sẽ luôn có hai câu hỏi lớn được đặt ra: Những âm thanh đó là gì? Chúng được tạo ra như thế nào? Ngôn ngữ học sẽ giúp ta giải thích chúng! 
 
Bất cứ khi nào bạn thưởng thức một Beatboxer trình diễn, sẽ luôn có hai câu hỏi lớn được đặt ra: Những âm thanh đó là gì? Chúng được tạo ra như thế nào?
Ngôn ngữ học sẽ giúp ta giải thích chúng! Ngay cả khi bạn không thể bắt chước lại các âm thanh đó, bạn cũng có thể bàn luận về các âm thanh đó một cách đáng kinh ngạc.
 

Sự thật là, phần lớn các âm thanh trong beatbox được tạo bởi sự điều chỉnh hay kết hợp các âm thông thường như chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày. Và hầu hết các âm còn lại đều là những âm đa số chúng ta có thể tái tạo, tuy nhiên, chúng ta lại không thường sử dụng chúng.
Có một vài điều khác nhau về beatbox và cách biểu diễn thì vô cùng sáng tạo, vì vậy bạn sẽ không bao giờ liệt kế hết được tất cả các âm. Tuy nhiên có ba đặc điểm cốt yếu về các âm trong beatbox. 
 
1. Âm đẩy
 
 
Bất cứ ai cũng có thể bắt chước theo âm thanh tiếng trống bằng việc tạo ra các âm “tikatikatikatika poom poom poom”. Nhưng khi một Beatboxer chuyên nghiệp thực hiện điều đó, thì các âm thanh được tạo ra lại thực sự đáng để thưởng thức. Tại sao như vậy? Hãy cùng You can now khám phá.
 
Điều gì khiến các âm thanh như gõ nhịp của Beatbox mạnh mẽ đến vậy. Đó chính là sự ép, nén mạnh các luồng hơi bằng việc sử dụng giọng nói của bạn như một lực đẩy. Hãy giữ hơi thở của bạn, tạo ra âm“k” mạnh trong khi vẫn đang nín thở, và ngay lập tức sau đó đẩy ra. Những gì bạn vừa làm là đóng thanh quản, đẩy hơi lên để tăng lực đẩy, sau đó nhả nó ra, khi đó thanh quản mở và phóng thích những luồng hơi được nén ở phổi. Bạn vừa tạo ra một âm tắc vòm mềm. Đó chính là âm thanh bạn nghe thấy từ ngôn ngữ của người Na’vi trong bộ phim Avatar hoặc một vài ngôn ngữ ở châu Phi.
 
 

 
 
Bạn có thể tạo các âm đẩy “t”, “p”, “k” hay âm cộng “d”, “b”, “g” thậm chí các âm tắc xát như “ch”, “j”. Con người luôn cho rằng âm đó là sự nhấn mạnh âm thanh, và đó có thể là cách tốt nhất để tạo ra nó. Bạn cũng có thể tạo ra các âm câm nhưng vẫn đẩy luồng hơi của mình.
Mội sự biến thể của âm khép là âm thanh được tạo ra bằng sự nén luồn hơi xuống và hút luồng khí vào trong. Hãy cùng khám phá 8 âm kỳ quái mà bạn có thể tạo ra mà bạn không hề biết.
 
 
2. Âm rung phi chuẩn
 
Những vật như trống lưới, cymbal (chập chả), tiếng ồn cùng nhiều các âm thanh cơ khí khác tạo nên lớp âm tiếp theo của Beatbox, chúng tạo nên các âm rung. Âm rung là gì? Đó là các âm gió như “s”, “f”, “v”, “z”. Nếu bạn bắt chước ai đó chơi loại cymbal nốt cao, một cách tự nhiên bạn sẽ phát âm "tsss t-t-tsss"… Nhìn chung trong beatbox phải dùng các âm dừng (p,t,k,d,g) cùng một lúc hoặc ở cuối các âm rung để sắc nét hơn
 
 
Nhưng nếu bạn chỉ nói "bzzzt" và "dvvvt thì chưa hoàn toàn đầy đủ.Có 2 điều bạn có thể làm. Đầu tiên, thắt chặt các khớp nối -  thay vì nói đơn giản “vvvv” hãy di chuyển môi gần nhau hơn để thêm vào đó các âm tạp, thông qua đó bạn sẽ tạo nên một âm rung bằng môi.
 
 
 
Thứ hai, để tạo âm rung chúng ta không nên sử dụng ngôn ngữ thông thường. Ở bất cứ đây và theo bất cứ cách nào bạn cũng có thể tạo ra các âm tạp và âm giói. Hãy thử : đặt lưỡi vào vị trí như chuẩn bị để phát âm chữ “g”, nhưng hãy mở rộng miệng và để luồng khí vào bên trong. Chúc mừng: Bạn vừa tạo ra một âm rung vòm mềm, âm này không hề có biểu tượng trong bảng chữ cái quốc tế (IPA). 
 
 
Còn có nhiều thú vị hơn nữa: Mím 2 môi lại với nhau, sau đó mở ra để một chút luồng khí đi ra, sau đó thôi ra 2 bên. Đó được gọi là âm rung chẻ; đặt lưỡi lên trên môi dưới sẽ tạo ra âm rung đôi. Cả 2 âm trên đều đã từng được đánh giá là không thể theo những người tạo ra Bảng chữ cái quốc tế.
 
 
3. Âm nối
 
Đặc tính tiếp theo đó là âm nối. Đó là sự điều chỉnh âm ở 2 chỗ khác nhau cùng 1 thời điểm.bạn hoàn toàn có thể thực hành mà không cần suy nghĩ quá nhiều: đẩy khí ra ngoài giữa 2 hàm rang cũng lúc đó tạo âm "chukka chukka" để bắt chước tiếng tàu hỏa. đó chính là âm nối môi-răng.
 
 
Nếu bạn làm trong môi trong khi tạo âm đẩy hoặc âm rung, thì đó cũng được coi là âm nối.các âm đó được gọi là môi hóa. 
 
 
Lưu ý: Hiện tượng chêm âm
 
Bạn có thể đã từng xem những người biểu diễn beatbox hát và đồng thời tạo nhịp. có thể bạn sẽ băn khoăn làm thế nào để lưỡi ở 2 nơi cùng 1 lúc,nghe có vẻ như họ đang sử dụng 2 miệng. Tất nhiên là không thể. Bí quyết là họ đã chèn thêm âm ngay giữa đoạn nối giữa 2 âm – hiện tượng ngôn ngữ đó được gọi là chèn âm – nhưng bởi vì chúng ra quen nghe các từ như ngôn ngữ và cho rằng đó là một phạm trù khác với phạm trù âm sử dụng trong beatbox.
 
 
Dịch bởi Youcannow.vn
 
 
 
Mời bạn xem thêm:
 
 
 
 

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755