Quảng cáo di động khiến hàng triệu người rớt nước mắt Kiến thức chung Digital Marketing - PR
Một thống kê không chính thức cho rằng hơn 5 triệu người đã không thể cầm nước mắt sau khi xem đoạn video này.
Theo tiết lộ của nhà mạng True Move (hãng di động lớn thứ 3 ở Thái Lan), đoạn video quảng cáo này được đăng lên YouTube từ hôm 11/9 nhưng họ mới chỉ để ở chế độ công khai “vài ngày gần đây”. Tính đến 7h sáng ngày 18/9, clip quảng cáo này đã đạt hơn 7 triệu lượt xem và đang tiếp tục “gây bão” trên khắp thế giới chứ không còn gói gọn trong cộng đồng người dùng Thái Lan nữa.
Một thống kê không chính thức cho rằng hơn 5 triệu người đã không thể cầm nước mắt sau khi xem đoạn video này. Cốt chuyện của đoạn video rất đơn giản. Một cậu bé nhà nghèo đã lẻn vào hiệu thuốc để ăn trộm 2 gói thuốc giảm đau về cho người mẹ đang ốm nặng của mình. Không may là bà chủ tiệm thuốc phát hiện được. Trong lúc bà chủ đang ra sức mạt sát cậu bé giữa phố thì người đàn ông là chủ tiệm mỳ ở gần đó đã bước ra can thiệp bằng cách trả tiền mấy hộp thuốc giảm đau đồng thời gọi con gái mang ra thêm một suất súp rau để cậu bé kia mang về cho mẹ. Ông chủ tiệm mỳ chỉ đưa cho cậu bé mà không nói gì cũng như không yêu cầu đáp trả bất cứ điều gì.
Câu chuyện tưởng như đã chìm vào lãng quên sau khoảng thời gian 30 năm. Cho đến một ngày, người đàn ông chủ tiệm mỳ bất ngờ đổ bệnh. Cô con gái đưa ông vào viện cấp cứu và khi được bệnh viện đưa hóa đơn yêu cầu phải nộp một khoản tiền rất lớn thì cô tuyệt vọng hoàn toàn. Cô đã treo biển bán nhà nhưng cũng không có người mua. Đúng vào lúc tuyệt vọng nhất thì cậu bé của 30 năm trước xuất hiện.
True Move cho biết, họ sản xuất đoạn clip quảng cáo này để truyền tải thông điệp “Cho đi là cách giao tiếp tốt nhất” (Giving is the best communication) bởi nhà mạng này tin vào sức mạnh của sự “cho đi” mà không đòi hỏi sự trả ơn. True Move còn tiết lộ rằng đoạn clip đó được sản xuất dựa trên một câu chuyện có thật đã từng được chia sẻ trên mạng Internet.
Kể từ ngày được đăng trên YouTube, đoạn video quảng cáo này nhanh chóng trở thành một hiện tượng đặc biệt của lĩnh vực truyền thông xã hội. Nó được chia sẻ hàng triệu lần ở khắp các trang web, diễn đàn, mạng xã hội trên thế giới đồng thời còn là câu chuyện được đăng trên trang nhất các tờ báo quốc tế như Daily Mail (Anh), stuff.co.nz (New Zealand) và Gawker.
Theo: Lam Giang (infonet)
Xem thêm:
10 quảng cáo trên cầu thang siêu độc đáo
5 quảng cáo đặc sắc không thể không xem
5 quảng cáo được chú ý tháng 8 vừa qua
Những poster quảng cáo được đánh giá cao tại
Viết bình luận