Top 10 cách xác định và tiếp cận khách hàng tiềm năng online hiệu quả Kỹ năng bán hàng - tiếp cận - đàm phán
Đúng như tên gọi, khách hàng tiềm năng là những đối tượng quan trọng mà các công ty, doanh nghiệp cần quan tâm và có chiến lược riêng để thu hút cũng như biến họ thành những khách hàng trung thành, thậm chí là khách hàng thân thiết. Đối với các doanh nghiệp mới, công ty startup thì bên cạnh việc tiếp cận, bạn còn cần phải dành một lượng thời gian rất lớn để thu thập và phân tích dữ liệu về thói quen tiêu dùng của những khách hàng mà bạn quan tâm.
1. Khảo sát khách hàng
Bạn sẽ không thể kết nối hiệu quả với khách hàng tiềm năng của mình nếu bạn không hiểu được các nhu cầu, sở thích cá nhân, ngân sách mua sắm của họ. Hãy tiến hành khảo sát các khách hàng hiện tại để tìm hiểu cách mà bạn có thể sử dụng để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của mình tốt hơn, đồng thời, tìm ra những khía cạnh mà bạn đang bị thiếu khi tiếp cận với khách hàng ở nhóm nhân khẩu học này.
Một khi bạn biết ai là đối tượng của bạn, cách họ hoạt động trực tuyến và những gì họ phản hồi tốt, thì bạn mới có thể bắt đầu tiến hành các chiến lược tiếp thị cụ thể cho những đối tượng này.
2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của bạn và tìm hiểu xem khách hàng của họ là ai
Một cách dễ dàng để tìm ra loại chiến dịch tiếp thị phù hợp chính là nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trong ngành của bạn.
Giải pháp này không chỉ ít tốn kém mà còn cung cấp cho bạn một số ý tưởng hay để cải thiện các chiến dịch của riêng bạn, tiết lộ những khuyết điểm trong quy trình của đối thủ cạnh tranh của bạn và trình bày hướng đi mới để bạn có chiến lược tiếp thị của riêng mình.
3. Quảng cáo mục tiêu
Việc quảng cáo tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể thường có chi phí rẻ hơn nhiều so với hầu hết các phương pháp quảng cáo khác. Trong đó, quảng cáo của Facebook và Google đã chứng minh những hiệu quả đáng kinh ngạc của nó.
Những quảng cáo dạng này có thể xác định những người có khả năng cần sử dụng dịch vụ của bạn nhất dựa trên vị trí địa lý, nhân khẩu học (bao gồm tuổi, giới tính, giáo dục và mối quan hệ trạng thái), sở thích (dựa trên những gì họ đã chia sẻ hoặc “thích”) và hoạt động duyệt web.
Bằng cách đầu tư vào các quảng cáo được nhắm mục tiêu và trả tiền thông qua phương thức Pay Per Click hoặc Pay Per Impression, các công ty có thể thấy một sự bứt phá đáng kể trong tương tác, chuyển đổi và mua hàng của người dùng.
4. Truyền thông xã hội thông minh
Khi nói đến việc giữ khách hàng, hãy đừng quên các kênh mạng xã hội “quyền lực” như Facebook, Twitter và Instagram.
Tính đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng tài khoản của họ để quảng bá cho công ty, đăng tải các bài đăng có liên quan, liên kết đến các bài viết thú vị, trả lời câu hỏi của khách hàng thông qua công cụ chat trực tuyến.
Đây là những công ty giữ chân khách hàng của họ rất tốt và còn cung cấp cho người dùng những cách thức mới để sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu bạn muốn tiếp cận và phát triển nhóm khách hàng tiềm năng trực tiếp thì chắc chắc không nên bỏ qua các kênh mạng xã hội như thế này.
5. Trả lời mọi email, nhận xét trên Facebook và các cuộc gọi
Ở một số công ty, doanh nghiệp nước ngoài, người ta đều đặt một chiếc điện thoại ở giữa văn phòng và bố trí nhân viên trực để nhận khiếu nại của khách hàng 24/7. Điều này đảm bảo các cuộc gọi đến luôn được phản hồi – dù khách hàng có là bất kỳ ai, từ các kỹ sư, nhà phát triển, người quản lý nội dung hoặc thậm chí là các khách hàng quốc tế
Vậy bí quyết ở đây là gì? Luôn trả lời cuộc gọi, luôn chăm sóc khách hàng của bạn và luôn khắc phục sự cố khi họ cần – khách hàng của bạn sẽ yêu bạn vì điều đó.
6. Affiliate Marketing
Tiếp thị liên kết ngày nay đang trở thành xu hướng, và nó vẫn là một phương tiện hiệu quả cao để nâng cao nhận thức của khách hàng một cách đáng kể về thương hiệu của bạn.
Và với số lượng mạng lưới liên kết, hoạt động trên cơ sở PPC (Pay Per Click) hoặc PPA (Pay Per Action), chưa bao giờ dễ dàng hơn hoặc an toàn hơn để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của bạn đến với những đối tượng khách hàng thực sự tiềm năng.
Hiện nay tại Việt Nam cũng đã bắt đầu có một số công ty, đơn vị cung cấp chương trình tiếp thị liên kết với mức chiết khấu cao, bạn có thể nghiên cứu hợp tác hoặc thiết lập chương trình tiếp thị liên kết riêng cho công ty của mình.
7. Thiết lập cộng đồng khách hàng của riêng bạn
Với rất nhiều doanh nghiệp mới, khả năng cạnh tranh cao, hầu hết mọi ngành đều đang dần trở nên khó khăn để nổi bật và phát triển theo một quy mô lớn. Để có được sự hỗ trợ, các công ty trước tiên phải thiết lập sự tin tưởng nơi khách hàng
Vì hơn 88% người tiêu dùng tin tưởng đánh giá trực tuyến và các người dùng thực tế, hãy thiết lập một cộng đồng người dùng dựa trên nhóm khách hàng tiềm năng của bạn. Khi những người có cùng mối quan tâm về sản phẩm có thể giao lưu lẫn nhau, họ cũng có thể nghe người khác nói hoặc bình luận về chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
Từ đó bạn sẽ tiếp cận và chăm sóc được nhóm khách hàng này dễ dàng hơn.
8. Kết nối với các Influencers
Kết nối với các influencers là một cách cực kỳ hiệu quả để thu hút pham vi khách hàng rộng hơn. Nếu sử dụng những người có ảnh hưởng làm công cụ quảng bá, bạn sẽ có cơ hội để nắm bắt người hâm mộ và bạn bè của họ, cũng như thiết lập sự tin tưởng và độ tin cậy về thương hiệu của mình.
9. Đăng tải các nội dung có liên quan trên Blog
Việc duy trì nội dung blog liên quan và đăng tải bài viết liên tục không chỉ giúp website công ty của bạn nhận được điểm cộng lớn từ Google mà còn giúp khách hàng tiềm năng thực sự hiểu về công ty của bạn.
Nội dung bạn đăng tải trên blog không phải là tự quảng cáo (và cũng không nên như thế). Hãy chú trọng các nội dung về lý do vì sao khách hàng nên sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, đề xuất những giải pháp để giải quyết các vấn đề liên quan, truyền đạt một số kiến thức có giá trị và thường xuyên truyền cảm hứng cho mọi người chia sẻ quan điểm của họ bên dưới mỗi bài viết của bạn.
10. Gửi các bản tin đến danh sách khách hàng tiềm năng
Các bản tin được gửi dưới dạng email marketing chính là một trong các “vũ khí tiềm năng” giúp cho các công ty, doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng của mình tốt hơn.