THÀNH CÔNG NHỜ THIẾT KẾ Kiến thức chung
Trong khi rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp châu Á cho rằng thiết kế chỉ mang tính hình thức, lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới đã và đang áp dụng rất thành công những nguyên tắc thiết kế vào công việc kinh doanh để tạo ra lợi thế cạnh tranh…
Dưới đây là ba nguyên tắc quan trọng trong thiết kế và cách thức họ đã áp dụng những nguyên tắc thiết kế vào kinh doanh để đạt được thành công.
1. Thành công không chỉ đến từ việc nghĩ khác biệt, mà cần hiểu sâu sắc vấn đề
Một số người có suy nghĩ rằng, những người thiết kế là những người có phong cách ăn mặc khác người, thậm chí trông buồn cười và cứ làm về thiết kế là phải trông kỳ dị. Mô tả trên đây không hẳn không đúng, nhưng số lượng đó không nhiều và phần lớn những người làm về thiết kế đều là những người bình thường, mà công việc của họ, theo rất nhiều khía cạnh, giống với công việc của những kỹ sư.
Họ có chung đam mê với những kỹ sư trong giải quyết các vấn đề và làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn và tốt đẹp hơn cho mọi người. Và mỗi người làm về thiết kế đều hiểu rằng giải pháp tốt nhất chỉ có thể có được sau khi thực sự hiểu vấn đề một cách sâu sắc.
Điều này có nghĩa rằng, khi là một nhà thiết kế chuyên nghiệp, cần nghiên cứu về quy mô của thách thức giải quyết, ý nghĩa của các vấn đề đang đối mặt và điều gì giúp định hình một giải pháp tốt hơn.
Bởi vậy, với những nhà thiết kế, sẽ là một sai lầm nếu như họ bỏ qua vấn đề, và vội vàng đi tới kết luận bởi một nguyên tắc phải “tôn trọng” vấn đề bằng việc khám phá nó, điều tra nó và soi chiếu nó ở những cách nhìn nhận khác nhau, để từ đó, đưa ra giải pháp đối với vấn đề đang đối mặt
. Đây chính là cách thức Apple giải quyết vấn đề của thế giới về điện thoại thông minh. Apple không phải là nơi đầu tiên nhìn thấy nhu cầu của thị trường, những người dẫn đầu khác trong lĩnh vực như Bill Gates đã làm điều đó, Apple cũng không phải là nơi đầu tiên sản xuất ra điện thoại thông minh, những người khổng lồ khác như Microsoft và Nokia đã làm việc đó.
Nhưng Apple đã quan sát thấy rằng người tiêu dùng không muốn một chiếc điện thoại khác trông có vẻ “thông minh” nhưng lại phức tạp. Nhu cầu của người dùng chính là muốn tìm thấy sự vui vẻ khi sử dụng và điện thoại thông minh không phải thứ gì đó luôn luôn làm con người ta cảm giác mình ngu ngốc.
2. Đừng chỉ nói về vấn đề, hãy thể hiện nó bằng hình ảnh và không ngừng thay đổi cho phù hợp
Khi những nhà thiết kế làm việc để đưa ra giải pháp cho những vấn đề, họ thường thích mô phỏng bằng hình ảnh, xây dựng những bản mẫu hoặc làm bất kỳ điều gì có thể thể hiện ý tưởng phát triển như thế nào. Quy trình sáng tạo không ngừng trong thể hiện hóa vấn đề bằng hình ảnh này đặc biệt hữu ích bởi bạn có thể dễ dàng nhận dạng được vấn đề và hiểu được cách thức tốt nhất để tiến lên.
Đã bao lần trong các cuộc họp, bạn và các cộng sự phải tranh cãi không ngừng về những chiến lược khác nhau, hy vọng rằng người khác có thể hiểu ý nghĩa điều mình đang diễn đạt. Nếu như ai đó biết cách hình ảnh hóa những ý tưởng họ đang cố gắng giải thích hay chỉ rõ ý tưởng đó có thể trông như thế nào, chắc hẳn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho tất cả mọi người.
Đây chính là cách Starbucks đã thiết kế, từ đó đem lại cho họ một lợi thế cạnh tranh khác biệt để trở thành thương hiệu mạnh nhất thế giới về trải nghiệm cà phê hảo hạng. Starbucks tất nhiên không phải nơi sáng tạo ra cà phê. Và tất nhiên, nước Mỹ cũng không phải quốc gia được gắn liền với cà phê ngon bởi nước Mỹ không có lịch sử văn hóa cà phê như phương Tây.
Đây chính là cách Starbucks đã thiết kế, từ đó đem lại cho họ một lợi thế cạnh tranh khác biệt để trở thành thương hiệu mạnh nhất thế giới về trải nghiệm cà phê hảo hạng. Starbucks tất nhiên không phải nơi sáng tạo ra cà phê. Và tất nhiên, nước Mỹ cũng không phải quốc gia được gắn liền với cà phê ngon bởi nước Mỹ không có lịch sử văn hóa cà phê như phương Tây.
Nhưng điều làm các cửa hàng cà phê của Starbucks khác biệt so với các thương hiệu châu Âu như thương hiệu illy chính là Starbucks sẵn lòng không ngừng thử nghiệm để định nghĩa cái được gọi là “nơi chốn thứ ba” cho khách hàng. Starbucks có một đội ngũ thiết kế nội bộ gọi là Starbucks Global Creative – đội ngũ sáng tạo toàn cầu của Starbucks.
Đội ngũ này thử nghiệm tất cả mọi thứ từ màu sắc, loại nguyên liệu, loại hình ảnh và đồ họa, và họ cố gắng xem những thử nghiệm này có thể tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa dành cho khách hàng như thế nào để gây dựng được mối gắn kết về cảm xúc với khách hàng.
Khả năng của Starbucks tạo ra trải nghiệm mang đậm bản sắc Ấn Độ, Trung Quốc hay Việt Nam được cá nhân hóa ở những thị trường này cho thấy Starbucks nghiêm túc như thế nào trong việc không ngừng tạo ra một “nơi chốn thứ ba” để mọi khách hàng có thể liên hệ chính mình với thương hiệu.
Điều này không đòi hỏi bạn phải là những thiên tài về thiết kế nhưng nó đơn giản là sự chăm chỉ, lao động hết mình để không ngừng học hỏi và không bao giờ cho rằng mình đã có được câu trả lời. Đây chính là một bài học để những người làm thiết kế có thể liên hệ: Đừng bao giờ cho điều gì là hiển nhiên và hãy không ngừng cố gắng để tạo ra những điều tốt hơn.
Khi những nhà thiết kế làm việc để đưa ra giải pháp cho những vấn đề, họ thường thích mô phỏng bằng hình ảnh, xây dựng những bản mẫu hoặc làm bất kỳ điều gì có thể thể hiện ý tưởng phát triển như thế nào
3. Mọi chi tiết cần phải được xem xét và kết hợp với nhau một cách hiệu quả
Những người làm thiết kế có chung một đam mê với những kỹ sư, đó là luôn chú ý đến những chi tiết. Họ luôn lo lắng về mọi thứ, dù là nhỏ nhất, từ những điểm ảnh, nguyên liệu, cho tới cách trình bày.
Bạn có thể cảm nhận được lòng đam mê của một nhân viên thiết kế khi anh ta làm toáng lên chỉ vì những chi tiết vô cùng nhỏ nhặt, và anh ta không ngừng lo lắng xem thiết kế của mình sẽ được đón nhận như thế nào.
Mỗi người làm về thiết kế điều hiểu rằng những chi tiết không phải là điều quan trọng, mấu chốt nằm ở chỗ sự tổng hợp của tất cả các phần, các chi tiết đó và điều kỳ diệu nằm ở cách thức những chi tiết này ăn khớp và bổ trợ cho nhau tạo thành một giải pháp hoàn thiện, cũng như mọi chi tiết cần phải hoạt động hiệu quả theo như những gì người thiết kế đã định.
Khu nghỉ dưỡng Banyan Tree là một ví dụ về nguyên tắc thiết kế đã giúp họ trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực nghỉ dưỡng tại châu Á. Tất nhiên ngoài Banyan Tree có rất nhiều khu nghỉ dưỡng khác, và trải nghiệm của họ có xu hướng đơn giản trong phong cách.
Cũng có rất nhiều khu nghỉ dưỡng khác được thiết kế dựa trên văn hóa và trải nghiệm châu Á. Nhưng điều làm trải nghiệm của Banyan Tree khác biệt chính là cách thức độc đáo trong cách họ nhìn nhận mọi chi tiết và cách họ phối hợp những khía cạnh trải nghiệm một cách hiệu quả và toàn diện.
Khi bạn đặt chân xuống sân bay, một nhân viên của Banyan Tree sẽ đón bạn với nụ cười nồng nhiệt. Khi bạn đã an vị trong xe, âm nhạc du dương sẽ được bật lên để làm dịu đi sự căng thẳng và mệt mỏi của bạn sau một chuyến bay dài. Khi bạn đến sảnh, bạn sẽ được dẫn vào khu vực phòng chờ, nhân viên sẽ tới, đưa khăn và đồ uống tận tình cho bạn.Khi bạn làm thủ tục nhận phòng xong, họ sẽ lái xe đưa bạn tới biệt thự riêng. Và tất cả những điểm tiếp xúc này, mọi nhân viên đều nhìn vào bạn với nụ cười và ánh mắt rạng ngời, và họ luôn đảm bảo đã chú ý đến mọi nhu cầu của bạn. Hương thơm độc đáo và âm nhạc bạn đã nghe khi ở trên xe dường như đi theo bạn mỗi bước chân khi tới bất kỳ đâu.
Sự chú tâm đến những chi tiết nhỏ, từ cả những khía cạnh nhạy cảm, đều được đảm bảo để tạo cho bạn cảm giác được chào đón và chăm sóc với sự yêu thương. Nếu như bạn đến Banyan Tree vào đúng ngày sinh nhật của vợ bạn, một bó hoa chúc mừng cô ấy sẽ được đặt cẩn trọng và đẹp đẽ trên giường từ trước khi bạn bước vào…
Thế giới hiện nay đang tràn ngập những sản phẩm được thiết kế một cách nghèo nàn, bởi vậy, những tính năng đơn thuần của sản phẩm là không đủ.
Bạn có thể đang tham gia kinh doanh giống như bao nhiêu người khác, nhưng việc hiểu rõ vấn đề của thị trường đến đâu, bạn sẵn lòng không ngừng học hỏi và chỉnh sửa trải nghiệm như thế nào và việc chú tâm tới cả những chi tiết dù vô cùng nhỏ, sẽ giúp bạn bứt phá khỏi cuộc cạnh tranh thông thường của thị trường.
Những người làm thiết kế đều rất rõ triết lý này: Chỉ được coi là giỏi khi chúng ta tạo ra những sản phẩm tuyệt vời. Do vậy, thời đại hiện nay không phải thời đại để tạo ra nhiều lựa chọn hơn, mà chính là cơ hội để tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời hơn, được thiết kế một cách cẩn trọng với cả tâm huyết.
LAWRENCE CHONG – CEO Consulus
Nguồn: Doanhnhansaigon.vn
Xem thêm:
Ngành thuốc tế nào thuộc top "hốt bạc" ở Việt Nam
Làm thế nào để thành designer giỏi
Sơ lược về thành công của một designer
Học thiết kế đồ họa nên bắt đầu từ đâu
29 điều những nhà thiết kế trẻ nên biết
8 bí quyết thành công cho desiger và developer trẻ tuổi
10 ưu điểm khi yêu 1 chàng designer
Viết bình luận