Phản ứng của mắt người với màu sắc Kiến thức chung

Mắt người cũng như các thiết bị thu nhận hình ảnh khác được cấu tạo bởi 3 loại tế bào nhạy sáng với 3 màu sắc Đỏ – Xanh lá – Xanh da trời(RGB), sự kết hợp của 3 màu sắc này với nhau cho ra các màu sắc khác nhau.

Màu sắc trong Chụp ảnh sản phẩm nói riêng hay nhiếp ảnh nói chung là một trong những thành phần quan trọng nhất. Mắt người cũng như các thiết bị thu nhận hình ảnh khác được cấu tạo bởi 3 loại tế bào nhạy sáng với 3 màu sắc Đỏ – Xanh lá – Xanh da trời(RGB), sự kết hợp của 3 màu sắc này với nhau cho ra các màu sắc khác nhau.
Cấu trúc võng mạc là một tổ hợp phức tạp bao gồm nhiều lớp, các tế bào cảm nhận ánh sáng được chia thành 02 loại: Hình nón và Hình que. Loại Hình Que giúp tái tạo màu sắc trong điều kiện ánh sáng yếu, Hình nón trong điều kiện nhiều ánh sáng. Trên hết, bộ não chúng ta cho rằng Màu sắc cục bộ(Local color) và Sắc thái(tone) là ổn định và không thay đổi. VD như khi chúng ta nhìn 1 chiếc xe ô tô màu xanh lá cây nhưng được chiếu sáng bởi áng sáng vàng hoặc đỏ thì chúng ta vẫn nhận ra được là chiếc xe đó là màu Xanh lá cây nếu cô lập chiếc xe ra khỏi các vùng khác của môi trường. Nhưng nếu đem so sánh chiếc xe đấy trong các điều kiện ánh sáng khác nhau(đặt cạnh nhau thì chúng ta sẽ thấy rằng chiếc xe có màu sắc khác nhau giữa các tấm hình). 
Hình trên minh họa sự khác biệt của mắt người chúng ta khi phản ứng với sự khác biệt về sắc độ xám của giáo sư Edward H. Adelson ở học viện MIT. Về thực tế, 2 ô được đánh dấu là A và B có cùng 1 mức độ xám(tin không :))) bởi vì mắt chúng ta cố gắng xác định đâu là vùng đổ bóng và tự bù trừ. Khi cô lập 2 vùng này ra khỏi các vùng khác, chúng ta thấy được sự thật đúng là chúng có cùng mức độ xám.

 

Nếu chưa tin, các bạn có thể download hình trên về rồi dùng công cụ eye dropper của PS để lấy mẫu :))
Một ví dụ nữa

2 vùng có dấu mũi tên thực chất là cùng 1 màu nếu đặt chúng cạnh nhau:

Nhận biết được điều này sẽ cho chúng ta cẩn thận hơn trong việc quan sát và đánh giá màu sắc trong những điều kiện khác nhau, nhận thức được môi trường ảnh hưởng như thế nào tới cảm nhận màu sắc của đối tượng. Có thể chúng ta thấy không thiết thực và hơi hàn lâm nhưng thực tế là thế giới chúng ta đang sống bình thường hàng ngày còn biết bao điều tưởng chừng đơn giản nhưng chúng ta vẫn không hề hay biết.

Tổng hợp

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755