5 tip để có một tấm ảnh thiên nhiên đẹp hơn Chụp ngoại cảnh

Một nhiếp ảnh gia giỏi là một người có khả năng thể hiện cho mọi người hiểu được, họ thấy gì chứ không đơn thuần chỉ là máy ảnh thấy gì. Việc chụp ảnh là một công việc phức tạp đặc biệt là trong lĩnh vực ảnh phong cảnh tự nhiên. Sau đây là 5 kĩ thuật để cho ra những tấm ảnh ấn tượng.

 

 

 

 
  1. 1. Dẫn dắt người xem vào câu chuyện:


    Sea stack, Samuel H. Boardman State Park, OR: A 1/2 sec exposure blurs the wave. Shot with a Canon EOS 5D Mark III and 16–35mm f/2.8L II Canon EF lens at f/16, ISO 50, on a tripod.


     

Một trong những cách hiệu quả nhất trong bố cục ảnh là sử dụng những chi tiết hữu hình để dẫn dắt người xem vào trong bức ảnh. Đường dẫn có thể là bất cứ thứ gì – đường thẳng, đường cong hoặc một vật có hình dạng nào đó. Đường dẫn đi từ tiền cảnh đến hậu cảnh thường có tác dụng rất mạnh. Trong bức ảnh trên, tôi đã dung một con sóng đang đi ra để làm đường dẫn. Những hình dạng khác ở tiền cảnh cũng có thể làm được điều tương tự, ví dụ như 1 con song uốn khúc, hoặc một tảng đá hình tam giác đang chĩa vào chủ thể cũng có thể dẫn dắt được người xem. Nhiều yếu tố dẫn có thể khiến người xem tò mò và thích thú trong việc khám phá bức ảnh, ví dụ như từ gần đến xa, từ dưới lên trên.

2. Chọn tiền cảnh đẹp.


Los Cuernos, Torres del Paine National Park, Patagonia, Chile: A 24–70mm f/2.8 Di VC Tamron SP lens was used with a polarizing filter to intensify the colors, and a 3-stop ND filter for a cloud-blurring exposure: 30 seconds at f/11, ISO 100.

Tiền cảnh tạo chiều sâu cũng như điểm nhấn cho bức ảnh. Tạo ra một bước chuyển cho khung cảnh. Trong cảnh chụp mặt hồ tĩnh lặng trong một buổi hoàng hôn rực lửa này, tôi đã lùi lại để thêm bờ đá vào khung cảnh. Bờ đá có hình dạng ôm theo ảnh phản chiếu của dãy núi đã tô điểm them cho tấm ảnh và đồng thời tang chiều sâu của bức ảnh lên.

3. Gán người xem vào những khuôn mẫu lặp lại


Tarn 2, Acadia National Park, ME: A polarizer over a 100–400mm f/4.5–5.6L Canon EF IS lens helped intensify the reflection of autumn colors. EOS 5D Mark III, 1.3 sec at f/32, ISO 100. 

Con người luôn bị hấp dẫn bởi những cật có khuôn mẫu, như một bản năng tự nhiên trong việc nhìn nhận và tổ chức lại thế giới phức tạp này. Bởi vậy khi phát hiện ra một vật như vậy người ta thường muốn xem sét từng yếu tố một, và dựa trên điều đó thì một nhiếp ảnh gia khéo léo sẽ biết cách sử dụng những hình dạng lập đi lập lại kết hợp với màu sắc để thu hút người xem vào từng chi tiết trong tấm ảnh của mình. Những chi tiết lập đi lập lại như vậy khiến mắt người xem di chuyển lien tục, cảm thấy thích thú và tạo ra nguồn cảm hứng trong họ.

Mặt khác, sự lặp đi lặp lại như vậy tạo nên sự cân bằng và sự hoà hợp trong tấm ảnh, tạo nên cấu trúc vững chắc trong tấm ảnh, và tạo nên thứ tự trong một khung cảnh hỗn loạn.

Bạn cũng có thể tạo ra tấm ảnh ấn tượng bằng cách để chủ thể tự tạo khuôn mẫu, như tôi đã làm trong bức ảnh trên, tôi đã kết hợp những hình dạng kì quoặc với nhưng mảng màu. Những cuốn hoa lily trôi trên mặt nước đã hoà với background, tạo nên một cấu trúc thống nhất và thứ tự cho những yếu tố hỗn loạn đơn lẻ.

4.  Làm nổi bật chủ thể.


Red howler monkey, Tambopata National Reserve, Peru: A 500mm f/4L Canon EF tele with 1.4x Canon EF Extender III was shot wide open for shallow depth of field. Plant’s exposure: 1/200 sec, ISO 800, on his tripod-mounted EOS 5D Mark III.

Sử dụng những yếu tố hữu hình để thu hút sự chú ý của người xem là một điều quan trọng. và “khung hình” là một công cụ đơn giản nhưng hiệu quả. Khung hình có thể là bất cứ thứ gì, từ những cảnh cây, khung cửa sổ, . . . thậm chí khung còn có thể tạo nên bằng việc sắp xếp nhiều yếu tố quanh chủ thể. Và để tang hiệu quả của công cụ này ta cần có sự tương phản giữa khung và chủ thể - ví dụ như những tán cây đen làm khung cho một đỉnh núi rực sang.

Một cách khác để thu hút sự chú ý vào chủ thể nữa, đó là sử dụng ánh sang: spotlight, hay một viền sang phía sau chủ thể có thể thu hút được người xem. ở tấm ảnh trên, tôi đã sử dụng những tán lá out nét để làm khung cho chú khỉ và cách dung sang trong tấm ảnh cũng góp phần thu hút người xem vào chú khỉ.

5. Tạo nội lực cho tấm ảnh.


Lago Pehoe, Torres del Paine National Park, Patagonia, Chile: A 60-second exposure at f/5 created an eerie motion blur in the clouds. Plant used an EOS 5D Mark III and 16–35mm f/2.8L II Canon EF lens on a tripod for the ISO 400 shot.

Làm thế nào để có thể tạo được nguồn “lực” trong tấm ảnh. Hãy thử sử dụng những đường, hình dạng nghiêng hoặc chĩa theo những hướng khác nhau. Thử tưởng tượng một cảnh cây vươn lên bầu trời theo nhiều hướng khác nhau, khung cảnh tràn đầy năng lượng. Nhưng hãy cẩn thận nếu có quá nhiều năng lượng phát triển theo 1 hướng thì sẽ làm cho tấm ảnh mất cân bằng, 1 ví dụ điển hinh cho việc này là một con vật đang chạy ra khỏi tấm ảnh thay vì chạy vào trong. Một tấm ảnh có thời gian phơi sang lâu cũng cho nhiều năng lượng, bởi các chi tiết mờ đi, và những đường (dòng) tạo ra bởi những vật di chuyển.

Photos and text by Ian Plant

Dịch SHINNO.

Xem thêm:
10 yếu tố cần để ý khi chụp ảnh phong cảnh
75 bí kíp chụp ảnh đẹp khi du lịch
12 bí kíp chụp bình minh và hoàng hôn thật đẹp
Làm thế nào để chụp ảnh phong cảnh đẹp
Kinh nghiệm chụp ảnh ngoại cảnh khi du lịch

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755