Các yếu tố cần có của một MC chuyên nghiệp Kiên thức MC - dẫn chương trình

1. Vốn kiến thức sâu rộng
MC không đơn thuần chỉ là ngoại hình xinh đẹp, giọng nói truyền cảm, nghề này đòi hỏi nhiều hơn thế. Muốn thành công thì bạn cần lĩnh hội nhiều kiến thức vững chắc, hiểu biết sâu rộng trên các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị…Bạn biết nhiều thì sẽ dễ dàng trong việc truyền đạt nội dung và ý nghĩa mà chương trình mang lại cho khán giả hoặc quý khách hàng. Mặc khác cũng là lợi thế để bạn tự tin hơn khi giao tiếp và hoạt ngôn hơn trong mọi tình huống.

2. Chất giọng tốt, nói tròn vành rõ chữ
Giọng nói của người làm MC là điểm nhấn đầu tiên để truyền đạt ý tưởng, thông điệp của chương trình đến với khán giả và người hâm mộ.

Giọng nói : phát âm chuẩn, tròn vành, khỏe, rõ ràng, không bị ngọng hay là giọng địa phương. Tuy nhiên có trường hợp, ở một số kênh truyền hình hay sự kiện với quy mô nhỏ tại địa phương thì vẫn có thể sử dụng MC nói giọng địa phương.

Cách nói : người dẫn chương trình có cá tính là người có khả năng tạo ra bản sắc độc đáo riêng cho mình, từ việc luyện âm nhã chữ đến khả năng sử dụng ngôn ngữ trong quá trình dẫn, một cách nói nói tự nhiên, gần gũi, nhịp điệu phù hợp với từng thể loại chương trình, từng đối tượng giao tiếp sẽ tạo được sức hút cho chương trình và được mọi người yêu mến.

Các yếu tố cần có của một MC chuyên nghiệp


3. Ngoại hình ưa nhìn
Ngoại hình của MC là thứ mà khán giả sẽ nhìn thấy đầu tiên để đánh giá MC đó. Một MC có khuôn mặt sáng, thân thiện và luôn nở nụ cười trên môi là một điểm cộng lớn góp phần tạo nên sự thành công của chương trình. Để hình ảnh của mình thêm đẹp hơn trong mắt khán giả, MC cần phải biết lựa chọn các trang phục sao cho phù hợp với thân hình, vóc dáng của mình nhất, hơn thế nữa nó cần phải hòa hợp với chủ đề của chương trình. Ngoài ra, những cử chỉ nhỏ thanh lịch trong tác phong đi đứng, nói chuyện, biểu cảm cũng tạo nên nét cuốn hút đối của một MC.

4. Linh hoạt, nhạy bén trong mọi tình huống
Trong mỗi chương trình, kể cả những chương trình đã được đầu tư, dàn dựng rất kĩ lưỡng cũng không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh, những trục trặc hay sự cố không lường trước được. Trong những lúc như vậy, MC chính là người đứng ra “ chữa cháy”, để cho chương trình được thông suốt, liền mạch, phù hợp về thời gian và nội dung. MC cần linh hoạt đối phó với các tình huống diễn ra, luôn giữ được phong thái bình tĩnh, tự tin ngay cả khi gặp sự cố. Bởi nếu MC bối rối trước những tình huống phát sinh nằm ngoài kịch bản, chương trình đó rất dễ bị đứt quãng, tạo sự khó chịu cho người xem.

5. Điều khiển cảm xúc tốt
MC chính là nhân vật trung gian truyền tải thông tin, đưa gửi cảm xúc từ những thông tin đó tới khán giả. Cảm xúc ấy được truyền tải qua giọng nói, phong thái và xuất phát từ chính trái tim, tâm hồn của người dẫn chương trình. Tùy vào chủ đề chương trình và các giai đoạn cảm xúc cao trào hay sâu lắng mà người MC cần phải có sự điều khiển linh hoạt cảm xúc theo vấn đề sao cho khán giả cũng đồng điệu với từng bước chuyển của chương trình. Như vậy, chương trình sẽ có sự đa dạng, đem lại cho người xem nhiều dư vị khó quên và mọi người cũng sẽ dễ tiếp nhận thông tin và nhớ lâu hơn, ấn tượng hơn

6. Đam mê và yêu thích nghề MC
Cũng giống như bất kì ngành nghề nào khác, nếu không có sự đam mê, tình yêu nghề thì không thể gắn bó lâu dài và thành công với nghề MC này được. Trước mặt khán giả, bạn có thể là một người hoàn hảo với trang phục lộng lẫy, phong thái tự tin và luôn xuất hiện ở những vị trí trung tâm, những địa điểm vô cùng sang trọng nhưng đằng sau đó là những giây phút khó khăn và khắc nghiệt đòi hỏi nếu không có bản lĩnh, sự đam mê và lòng yêu nghề thì rất dễ bị đào thải.

7. Có tình thần ham học hỏi cao
Rèn luyện là công việc không thể thiếu đối với người MC chuyên nghiệp. Tất cả các vốn kiến thức, giọng nói, kỹ năng ứng biến nhanh… đều không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả của quá trình bền bỉ luyện tập, học hỏi không ngừng để hoàn thiện những kĩ năng, tôi luyện bản lĩnh sân khấu. Dù xuất thân là một người có tố chất nhưng nếu không thường xuyên luyện tập, tích lũy kinh nghiệm và cập nhật xu hướng phát triển để luôn mới mẻ trong mắt khán giả cũng như mỗi chương trình thì mọi thứ sẽ mai một dần và người MC sẽ trở nên lạc hậu.

8. Quản lý thời gian tốt
Một trong những thử thách lớn nhất đối với người mc khi dẫn dắt sự kiện là kiểm soát được đúng tiến độ của công việc.

Bất cứ một đơn vị tổ chức nào khi đứng ra tổ chức sự kiện cũng mong muốn sự kiện của mình được tổ chức đúng thời gian cho phép.

Khi một giai đoạn tổ chức nào đó đi quá thời gian quy định thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tập trung theo dõi của khán giả theo dõi. Bằng kinh nghiệm dẫn dắt của chương trình mình, các MC sự kiện sẽ đảm bảo chương trình đi đúng kịch bản đã định trước.

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755